Đây là quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số tại Nghị định số 98/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi ngày 21/03/2018 bởi Nghị định số 48/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo đó, phạt tiền từ 90 triệu – 100 triệu đồng đối với hành vi thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật; tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp luật quy định khác; giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm… mà số tiền chiếm đoạt dưới 20 triệu đồng, hoặc gây thiệt hại dưới 50 triệu đồng hoặc chưa đến mức bị truy cứu hình sự.

Ngoài ra, đối với hành vi ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức sẽ bị phạt tiền từ 40 triệu – 50 triệu đồng.

Riêng với hành vi triển khai các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe trước khi được Bộ Tài chính phê chuẩn sẽ chịu mức phạt cao hơn trước rất nhiều là 60 triệu – 70 triệu đồng, thay vì chỉ từ 10 triệu – 20 tiệu đồng như trước.

Mức phạt 60 triệu – 70 triệu đồng nêu trên cũng được áp dụng đối với hành vi triển khai quy tắc, điều khoản, biểu phí các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới trước khi đăng ký và được Bộ Tài chấp thuận; Không tuân thủ quy tắc, điều khoản, biểu phí đã được Bộ Tài chính phê chuẩn…

Nghị định số 48/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/5/2018.

Trong chuyên mục làm đúng hiểu đúng kênh truyền hình quốc hội, luật sư Nguyễn Thanh Hà từ SBLAW đã tư vấn về vấn đề trục lợi bảo hiểm và những hậu quả pháp lý: