Theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP kể từ 11/01/2021 thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong một số các sự kiện.

1. Phân biệt pháo nổ và pháo hoa

Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tắc động của xung kích thích cơ, nhiệt, hoá hoặc điện gây ra phản ứng hoá học nhanh, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ và pháo hoa.

Pháo nổ và pháo hoa nổ

  • Là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp.
  • Khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hoá hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.

Pháo hoa

  • Là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp.
  • Khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hoá hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Như vậy, pháo hoa khác pháo nổ ở chỗ là nó sẽ không gây ra tiếng nổ, tiếng rít khi có kích thích cơ, nhiệt, hoá hoặc điện.

2. Các loại pháo người dân được sử dụng

Người dân được sử dụng loại pháo hoa có đủ 2 điều kiện sau đây:

  • Pháo hoa không gây ra tiếng nổ
  • Pháo hoa được phân phối, quản lý bởi doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng

3. Các dịp có thể sử dụng pháo hoa

  • Lễ, Tết
  • Sinh nhật, Cưới hỏi
  • Hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm
  • Trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật

4. Các hình thức xử phạt khi có các hành vi bị cấm

Xử phạt hành chính 

  • Hành vi sử dụng các loại pháo mà không được cho phép: Phạt tiền từ 1- 2 triệu đồng.
  • Hành vi sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm: Phạt tiền tử 5 đến 10 triệu đồng, tịch thu tang vật.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Xem thêm: Điều kiện kinh doanh pháo trừ pháo nổ

Trên đây là nội dung bài viết Người dân được sử dụng những loại pháo nào trong dịp Tết nguyên đán tới. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui  lòng liên hệ Lawkey để được giải đáp chi tiết.