Nghị định 112/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 20/9/2020) có những quy định mới như thế nào về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức? Trong bài viết dưới đây, Lawkey sẽ giải đáp giúp bạn đọc. 

1. Các hình thức kỷ luật đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Theo quy định tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP, các hình thức kỷ luật đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bao gồm:

– Khiển trách;

– Cảnh cáo;

– Hạ bậc lương;

– Buộc thôi việc.

Các hình thức kỷ luật áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gồm:

– Khiển trách;

– Cảnh cáo;

– Giáng chức;

– Cách chức;

– Buộc thôi việc.

Như vậy, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không còn bị hạ bậc lương theo quy định tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP.

2. Bổ sung thêm nhiều trường hợp chưa xem xét kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

Nghị định 112/2020/NĐ-CP, bổ sung thêm nhiều trường hợp chưa xem xét kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, bao gồm:

–  Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được cấp có thẩm quyền cho phép.

– Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

–  Cán bộ, công chức, viên chức là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc cán bộ, công chức, viên chức là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

–  Cán bộ, công chức, viên chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Trên đây là nội dung tổng hợp về “Xử lý cán bộ, công chức, viên chức theo quy định mới nhất” mà Lawkey gửi tới bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900252511 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.