Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là loại giao dịch diễn ra phổ biến trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì? Đối tượng được phép nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm những ai và quy trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất được pháp luật quy định như thế nào? Trong phạm vi bài viết dưới đây, Lawkey sẽ giải đáp giúp bạn. 

1. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì? 

Theo quy định của pháp luật đất đai: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là người sử dụng đất chuyển giao đất và quyền sử dụng đất đó cho người được chuyển nhượng (gọi là bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất) sử dụng. Bên chuyển giao đất và quyền sử dụng đất được nhận số tiền tương đương với giá trị quyền sử dụng đất theo sự thỏa thuận của các bên.

2. Điều kiện để chuyển nhượng quyền sử dụng đất 

Theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai năm 2013,  điều kiện chung để có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó là:

– Người sử dụng đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất định chuyển nhượng rồi

– Đất dự định chuyển nhượng không có tranh chấp

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án

– Mảnh đất định chuyển nhượng phải nằm trong thời hạn sử dụng đất.

Lưu ý: Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

3. Các đối tượng được phép nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất 

Điều 169 Luật Đất đai năm 2013 quy định về các đối tượng được phép nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm:

– Tổ chức kinh tế (không bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), hộ gia đình, cá nhân trong nước được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Như vậy, chỉ những đối tượng trên được phép nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các hình thức nhận chuyển nhượng đối với từng đối tượng cũng có những hạn chế nhất định. 

 4. Quy trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thực hiện như sau: 

– Thiết lập và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

– Người sử dụng đất nộp một bộ hồ sơ đăng ký việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất với văn phòng đăng ký đất đai tại nơi có đất;

– Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:

Thứ nhất, gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;

Thứ hai, xác nhận nội dung biến động vào giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Thứ ba, trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất; 

Thứ tư, chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

– Yêu cầu về công chứng, chứng thực:

Theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ các trường hợp: Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Như vậy, để đảm bảo chuyển nhượng quyền sử dụng đất đúng pháp luật thì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần tuân thủ theo những quy định trên.

Trên đây là nội dung bài viết “Chuyển nhượng quyền sử dụng đất” mà Lawkey gửi tới bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900252511 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *