Nhằm giúp học sinh, sinh viên (HSSV) được thụ hưởng đầy đủ quyền được chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất trong năm học mới 2020-2021, Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) đã đưa ra mục tiêu 100% HSSV trên cả nước đều được tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Vậy học sinh, sinh viên đóng BHYT như thế nào? 

1. Học sinh, sinh viên được Nhà nước hỗ trợ đóng BHYT

Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008 nêu rõ, bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng với các đối tượng theo luật định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận và do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Hiện nay, có 06 nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được phân loại dựa trên việc đóng, hỗ trợ đóng của Nhà nước và các cơ quan, tổ chức. Cụ thể:

  • Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;
  • Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng;
  • Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng;
  • Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng;
  • Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình;
  • Nhóm do người sử dụng lao động đóng.

Đáng chú ý, Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP liệt kê các đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng bao gồm:

  • Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo;
  • Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều;
  • Học sinh, sinh viên;
  • Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.

Như vậy, khi tham gia bảo hiểm y tế, học sinh, sinh viên sẽ được Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng.

2. Mức đóng bảo hiểm y tế học sinh sinh viên 

Theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định 146/2018 NĐ-CP, hàng tháng, học sinh, sinh viên phải đóng bảo hiểm y tế với mức bằng 4,5% mức lương cơ sở, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng, HSSV đóng 70% còn lại. Hiện nay, mức lương cơ sở vẫn áp dụng theo quy định hiện hành là 1.490.000 đồng/tháng theo Nghị định số 38/2019. Do đó, mức đóng BHYT HSSV cho năm học 2020-2021 tính trên mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng cũng không tăng. 

Theo đó, HSSV có thể lựa chọn một trong các phương thức đóng BHYT như sau:

Thứ nhất, đóng BHYT cho ba tháng với mức đóng là 201.150 đồng, HSSV được Nhà nước hỗ trợ 60.345 đồng, chỉ phải đóng 140.805 đồng.

Thứ hai, đóng BHYT cho sáu tháng với mức đóng là 402.300 đồng, HSSV được Nhà nước hỗ trợ 120.690 đồng, chỉ phải đóng 281.610 đồng.

Thứ ba, đóng BHYT cho chín tháng với mức đóng là 603.450 đồng, HSSV được Nhà nước hỗ trợ 181.035 đồng, chỉ phải đóng 422.415 đồng.

Thứ tư, đóng BHYT cho 12 tháng. Mức đóng là 804.600 đồng, HSSV được Nhà nước hỗ trợ 241.380 đồng, chỉ phải đóng 563.220 đồng.

Theo quy định tại Điểm b khoản 10 Điều 10 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, Trong trường hợp nếu Nhà nước điều chỉnh mức lương cơ sở thì học sinh, sinh viên và Nhà nước sẽ không phải đóng bổ sung phần chênh lệch đối với thời gian đã đóng.

3. Thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên 

Khoản 7 Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định thẻ bảo hiểm y tế được cấp hằng năm cho học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó:

– Đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm đầu tiên của cấp tiểu học;

– Đối với học sinh lớp 12: Thẻ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm đó.

Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hằng năm cho học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó:

– Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ của học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử dụng;

– Đối với học sinh, sinh viên năm cuối của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học.

Xem thêm: Mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật 

Trên đây là nội dung bài viết “Học sinh, sinh viên đóng bảo hiểm Y tế như thế nào?” mà Lawkey gửi tới bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900252511 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *