Người lao động đáp ứng đủ các điều kiện về tuổi đời và thời gian tham đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng lương hưu. Tuy nhiên, mức lương hưu hằng tháng là bao nhiêu?Trong bài viết dưới đây, Lawkey sẽ giải đáp giúp bạn đọc. 

1. Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng theo quy định của pháp luật 

Theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội, người lao động về hưu trước ngày 01-01-2028, mức lương hưu hằng tháng được xác định như sau:

Nam: Tỷ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 15 năm) x 2%

Nữ: Tỷ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 15 năm) x 3%

Đối với người lao động về hưu từ ngày 01-01-2018:

– Nữ: Tỷ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 15 năm) x 2%

– Nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau: 

  • Về hưu từ 01-01-2018: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 16 năm) x 2%.
  • Về hưu từ 01-01-2019: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 17 năm) x 2%.
  • Về hưu từ 01-01-2020: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 18 năm) x 2%.
  • Về hưu từ 01-01-2021: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 19 năm) x 2%.
  • Về hưu từ 01-01-2022: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 20 năm) x 2%.

2. Cách tính mức lương hưu hằng tháng 

Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Lưu ý:

– Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ từ 01 tháng đến 6 tháng tính là nửa năm; từ 7 tháng đến 11 tháng tính là một năm.

– Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ minh họa:

1. Ông A hưởng lương hưu từ tháng 10/2016, thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 28 năm 3 tháng, mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội là 5.000.000 đồng/tháng. Mức lương hưu hằng tháng của ông A được tính như sau:

–  Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông A:

  • Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của ông A là 28 năm 3 tháng, số tháng lẻ 3 tháng được tính là nửa năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của ông A là 28,5 năm.
  • 15 năm đầu tính bằng 45%;
  • Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28,5 là 13,5 năm, tính thêm: 13,5 x 2% = 27%;

Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông A là: 45% + 27% = 72%.

– Mức lương hưu hằng tháng của ông A là:

72% x 5.000.000 đồng/tháng = 3.600.000 đồng/tháng.

2.  Bà A hưởng lương hưu từ tháng 5/2017, thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 26 năm 10 tháng, mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội là 3.000.000 đồng/tháng. Mức lương hưu hằng tháng của bà A được tính như sau:

–  Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà A:

  • Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bà A là 26 năm 10 tháng, số tháng lẻ 10 tháng được tính là 01 năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của bà A là 27 năm.
  • 15 năm đầu tính bằng 45%;
  • Từ năm thứ 16 đến năm thứ 27 là 12 năm, tính thêm: 12 x 3% = 36%;
  • Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 36% = 81%;

Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà A được tính mức tối đa bằng 75% tương ứng với 25 năm đóng bảo hiểm xã hội.

Do đó, mức lương hưu hằng tháng của bà A là:

75% x 3.000.000 đồng/tháng = 2.250.000 đồng/tháng.

Ngoài mức lương hưu hằng tháng nêu trên, bà A còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 25 năm. Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được tính là:

(27 – 25) x 0,5 tháng x 3.000.000 đồng/tháng = 3.000.000 đồng.

3. Ông B hưởng lương hưu từ tháng 6/2019, thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 29 năm 7 tháng, mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội là 7.000.000 đồng/tháng. Mức lương hưu hằng tháng của ông B được tính như sau:

–  Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông B được tính như sau:

  • Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của ông B là 29 năm 7 tháng, số tháng lẻ 7 tháng được tính là 01 năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của ông B là 30 năm.
  • 17 năm đầu tính bằng 45%;
  • Từ năm thứ 18 đến năm thứ 30 là 13 năm, tính thêm: 13 x 2% = 26%;

Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông B là: 45% + 26% = 71%.

–  Mức lương hưu hằng tháng của ông B là:

71% x 7.000.000 đồng/tháng = 4.970.000 đồng/tháng.

4.  Bà C hưởng lương hưu từ tháng 02/2018, thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 28 năm 01 tháng, mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội là 6.000.000 đồng/tháng. Mức lương hưu hằng tháng của bà C được tính như sau:

–  Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà C:

  • Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bà C là 28 năm 01 tháng, số tháng lẻ 01 tháng được tính là nửa năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của bà C là 28,5 năm.
  • 15 năm đầu tính bằng 45%;
  • Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28,5 là 13,5 năm, tính thêm: 13,5 x 2% = 27%;

Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà C là: 45% + 27% = 72%.

–  Mức lương hưu hằng tháng của bà C là:

72% x 6.000.000 đồng/tháng = 4.320.000 đồng/tháng.

Trên đây là nội dung tổng hợp về vấn đề “Mức lương hưu hằng tháng theo quy định của pháp luật” mà Lawkey gửi tới bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900252511 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *