Căn cứ theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012, vào các ngày nghỉ lễ, tết người lao động được nghỉ tối đa 10 ngày và hưởng nguyên lương. Vậy pháp luật quy định như thế nào về tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động trong những ngày này? Trong bài viết dưới đây, Lawkey sẽ giải đáp giúp bạn đọc. 

1. Số ngày được nghỉ vào ngày lễ, tết theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012

Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật lao động năm 2012, Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

  • Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
  • Tết Âm lịch 05 ngày;
  • Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
  • Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
  • Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
  • Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ đã nêu ở trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Nếu những ngày nghỉ lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.

2. Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ lễ tết

Theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ – CPTiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ lễ, tết là tiền lương theo hợp đồng lao động chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao động nghỉ lễ, tết.

3. Tiền lương làm thêm giờ vào những ngày nghỉ lễ, tết 

Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động. Tuy nhiên, người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Được sự đồng ý của người lao động;
  • Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
  • Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.

Người sử dụng lao động phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm. Đối với người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết thì tiền lương làm thêm giờ ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Lưu ý:  Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần theo quy định của Bộ luật lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần theo quy định của Bộ luật Lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

Trên đây là nội dung bài viết “Tiền lương làm thêm giờ của người lao động vào ngày lễ, tết” mà Lawkey gửi tới bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900252511 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

One thought on “Tiền lương làm thêm giờ của người lao động vào ngày lễ, tết

  1. Pingback: Những lưu ý khi muốn sử dụng người lao động làm thêm giờ - Trang pháp luật kinh tế - Luật LawKey

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *