Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý trong công ty cổ phần, có quyền quyết định những vấn đề không thuộc thẩm quyền quyết định của hội đồng cổ đông. Như vậy trong cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần, hội đồng quản trị đóng vai trò khá quan trọng. Vậy pháp luật quy định cụ thể như thế nào về thẩm quyền của Hội đồng quản trị? 

1. Hội đồng quản trị là gì? 

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty cổ phần, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý trung gian giữa Đại hội đồng cổ đông và Ban điều hành và là cơ quan quản lý đặc trưng của công ty cổ phần. Công ty trách nhiệm hữu hạn không có Hội đồng quản trị.

2. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản trị 

Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần có từ 03 thành viên đến 11 thành viên, Số lượng thành viên cụ thể sẽ được quy định trong điều lệ công ty. Người đứng đầu hội đồng quản trị là Chủ tịch hội đồng quản trị. Chủ tịch hội đồng quản trị sẽ do các thành viên hội đồng quản trị bầu ra vào kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ.

3. Thẩm quyền của Hội đồng quản trị 

Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014, Hội đồng quản trị có bảy (07) quyền chính. Ngoài các quyền theo luật, điều lệ của công  ty có thể quy định thêm về các quyền khác của Hội đồng quản trị.

Các quyền của Hội đồng quản trị theo quy định của Luật bao gồm:

(i) Quyết định chiến lược, kế hoạch trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

(ii) Kiến nghị các loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;

(iii) Quyết định bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại và quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;

(iv) Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty;

(v) Quyết định mua lại cổ phần không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã được chào bán trong 12 tháng;

(vi) Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, tặng cho và hợp đồng khác có giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc 01 tỷ đồng hoặc giá trị khác quy định tại Điều lệ công ty  mà hợp đồng hoặc giao dịch đó không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

(vii) Thông qua hợp đồng và giao dịch với người có liên quan có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhở hơn quy định tại Điều lệ công ty.

(viii) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch Hội đồng quản trị, ký hợp đồng hoặc chấm dứt hợp dồng đối với (tổng) giám đốc và người quản lý quan trọng khác trong điều lệ công ty quy định, quyết định mức lương và lợi ích khác của người quản lý đó, cử người đại diện theo ủy quyền tham gia hội đồng thành viên hoặc hội đồng cổ đông ở công ty khác và quy định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;

(ix) Quyết định cơ cấu tổ chức, quản lý nội bộ công ty;

(x) Quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp.

(xi) Duyệt chương trình và nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định;

(xii) Trình báo các quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;

(xiii) Kiến nghị cổ tức được trả và quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý phát sinh trong quá trình kinh doanh;

(xiv) Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và quyền hạn theo quy định của pháp luật;

(xv) Kiến nghị việc tổ chức lại. giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;

(xvi) Quan sát và chỉ đạo Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty.

Hội đồng quản trị có quyền quản lý riêng theo Luật. Đặc biệt phần lớn quyết định của Đại hội đồng cổ đông đều dựa trên quyết định hoặc kiến nghị của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị cùng duyệt chương trình và nội dung tài liệu phục vụ trong Đại hội đồng cổ đông. Do vậy, quyết định hoặc kiến nghị của Hội đồng quản trị có ảnh hưởng to lớn đến quyết định của Hội đồng quản trị.

Trên đây là nội dung tổng hợp về vấn đề “Thẩm quyền của Hội đồng quản trị” mà Lawkey gửi tới bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900252511 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

One thought on “Thẩm quyền của Hội đồng quản trị

  1. Pingback: Cơ cấu, nhiệm kỳ và bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị - Trang pháp luật kinh tế - Luật LawKey

Comments are closed.