Nhà đầu tư muốn thực hiện các hoạt động đầu tư cần phải thực những thủ tục nào để được cấp phép đầu tư? Trong bài viết dưới đây, Lawkey sẽ giải đáp giúp bạn đọc. 

Theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư muốn thực hiện dự án đầu tư cần phải thực hiện các thủ tục sau:

1. Xin cấp Quyết định chủ trương đầu tư 

Theo quy định tại các Điều 30,31, 32 của Luật đầu tư năm 2014, Các dự án đầu tư sau đây phải có Quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tùy thuộc vào lĩnh vực, quy mô và phạm vi tác động của dự án đối với môi trường và dân sinh:

  • Các dự án có ảnh hưởng lớn đến môi trường;
  • Các dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa quy mô lớn, di dân tái định cư quy mô lớn, phát triển cơ sở hạ tầng;
  • Các dự án thuộc một số lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, ví dụ, các dự án liên quan đến dầu khí, dự án sản xuất thuốc lá, dự án phát triển hạ tầng, dự án sân gôn;
  • Các dự án có quy mô từ 5.000 tỷ đồng trở lên;
  • Các dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không qua đấu thầu, có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất, và có sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao.

Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ phải tiến hành thủ tục lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan, lập báo cáo thẩm định trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Quyết định chủ trương đầu tư. Quá trình này có thể kéo dài thủ tục cấp phép tùy vào số lượng các cơ quan nhà nước cần phải tham vấn. Các dự án đầu tư (đặc biệt là các dự án lớn và thuộc các lĩnh vực đặc thù cần phải xin Quyết định chủ trương đầu tư) phải phù hợp với một quy hoạch tổng thể được Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ. Sự phù hợp với quy hoạch tổng thể này sẽ được cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và rà soát trong quá trình cấp phép cho các dự án tương ứng.

Cơ quan đăng ký đầu tư phải thông báo về kết quả cấp Quyết định chủ trương đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội.

2. Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Truớc tiên về việc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư theo thủ tục đầu tư nước ngoài muốn thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam phải đăng ký dự án để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Các nhà đầu tư không được coi là nhà đầu tư theo thủ tục đầu tư nước ngoài không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tuy nhiên có thể lựa chọn thực hiện thủ tục này nếu có nhu cầu.

Đối với dự án đầu tư thuộc diện xin Quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định chủ trương đầu tư. Đối với dự án đầu tư không thuộc diện xin Quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư và nêu rõ lý do.

Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư đăng ký thành lập doanh nghiệp và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

3. Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

Đối với trường hợp nhà đầu tư theo thủ tục đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần trong tổ chức kinh tế, thông thường nhà đầu tư sẽ không phải thực hiện việc xin Giấy chứngnhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký việc góp vốn, muacổ phần. Tuy nhiên, nếu tổ chức kinh tế đó hoạt động trong ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài, hoặc giao dịch dẫn đến việc tổ chức kinh tế trở thành một nhà đầu tư
theo thủ tục đầu tư nước ngoài, thì nhà đầu tư phải thực hiện việc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần từ Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trước khi thực hiện.

Trên đây là nội dung bài viết “Thủ tục cấp phép đầu tư” mà Lawkey gửi tới bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với Lawkey để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *