Mục đích của đối thoại tại nơi làm việc là nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để xây dựng quan hệ lao động tại nơi làm việc. Vì vậy, pháp luật quy định, đối thoại tại nơi làm việc giữa người lao động và người sử dụng lao động được tiến hành định kỳ 03 tháng một lần hoặc theo yêu cầu của một bên. 

1. Nội dung đối thoại tại nơi làm việc 

Theo quy định tại Điều 64 Bộ luật lao động năm 2012, nội dung đối thoại tại nơi làm việc bao gồm:

(i) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.

(ii) Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc.

(iii) Điều kiện làm việc.

(iv) Yêu cầu của người lao động, tập thể lao động đối với người sử dụng lao động.

(v) Yêu cầu của người sử dụng lao động với người lao động, tập thể lao động.

(vi) Nội dung khác mà hai bên quan tâm.

Từ quy định trên, có thể thấy, nội dung đối thoại tại nơi làm việc được pháp luật quy định khá cụ thể. Đó đều là các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của hai bên, đồng thời là các vấn đề dễ xảy ra bất đồng, tranh chấp nếu không được bảo đảm cả ở khía cạnh nhận thức và hành động.

2. Hình thức đối thoại tại nơi làm việc 

Mục đích của đối thoại tại nơi làm việc là nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để xây dựng quan hệ lao động tại nơi làm việc. Vì vậy, đối thoại tại nơi làm việc có thể được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động, bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

3. Xử lý vi phạm đối với hành vi vi phạm về đối thoại tại nơi làm việc 

Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012, đối thoại tại nơi làm việc được tiến hành định kỳ 03 tháng một lần hoặc theo yêu cầu của các bên. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ bố trí địa điểm và các điều kiện vật chất khác bảo đảm cho việc đối thoại tại nơi làm việc

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 95/2013/NĐ – CP, nếu người sử dụng lao động không tiến hành đối thoại tại nơi làm việc định kỳ 03 tháng một thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Ngoài ra, cũng theo quy định của Nghị định 95/2013/NĐ – CP, người sử dụng lao động còn có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi sau đây:(i) Không thực hiện nghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định pháp luật; (ii) Kông bố trí địa điểm và bảo đảm các điều kiện vật chất khác cho việc đối thoại tại nơi làm việc.

Như vậy, đối thoại tại nơi làm việc là bắt buộc do đó người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải bố trí địa điểm và bảo đảm các điều kiện vật chất khác cho việc đối thoại tại nơi làm việc.

Trên đây là nội dung bài viết về vấn đề “Đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012” mà Lawkey gửi tới bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với Lawkey để được hỗ trợ tư vấn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *