Hợp đồng lao động với người lao động nữ đang mang thai hoặc đang nghỉ thai sản có đương nhiên chấm dứt khi hợp đồng lao động hết hạn không là nỗi băn khoăn của rất nhiều người, đặc biệt là lao động nữ. Trong bài viết dưới đây, kính mời bạn đọc cùng tìm hiểu về vấn đề. 

1. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012, hợp đồng lao động chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

– Hợp đồng lao động hết hạn, trừ trường hợp khi người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ.

– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

– Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

– Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012.

– Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

– Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

– Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

– Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.

– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

2. Hợp đồng lao động với người lao động nữ đang mang thai hoặc đang nghỉ thai sản có đương nhiên chấm dứt khi hợp đồng lao động hết hạn không?

Từ những điều đã phân tích ở trên, có thể thấy rằng, hợp đồng lao động sẽ chấm dứt trong trường hợp hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn theo quy định tại hợp đồng lao động nhưng các bên không có nhu cầu tiếp tục mối quan hệ lao động sau thời hạn này, trừ trường hợp bắt buộc phải gia hạn hợp đồng lao động với người lao động đang là cán bộ công đoàn không chuyên trách cho doanh nghiệp còn đang trong nhiệm kỳ công đoàn. Ngoài quy định này, Bộ luật lao động cũng như các văn bản hướng dẫn không có quy định nào khác không cho phép việc chấm dứt hợp đồng lao động do hết hạn của người lao động nữ đang mang thai/nghỉ thai sản. Vì vậy, nếu người lao động nữ mang thai/nghỉ thai sản mà không phải cán bộ công đoàn không chuyên trách thì khi hợp đồng lao động hết hạn và các bên không có nhu cầu tiếp tục ký kết hợp đồng lao động và người sử dụng lao động có thông báo trước 15 ngày trước khi hợp đồng lao động hết hạn thì hợp đồng lao động đã giao kết sẽ đương nhiên được chấm dứt.

Trong trường hợp này, người lao động vẫn được hưởng mức hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội cho đến khi hết 06 tháng nghỉ thai sản miễn là người lao động đáp ứng đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định. Lưu ý là thời gian hưởng chế độ thai sản đến khi hợp đồng lao động hết hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản sau khi hợp đồng lao động hết hạn không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Với vai trò là người sử dụng lao động có sử dụng người lao động nữ thuộc trường hợp nêu trên, người sử dụng lao động khi đó có thể căn cứ vào nhu cầu hiện tại để xem xét và giải quyết hợp đồng lao động với người lao động đó theo một trong hai cách sau đây:

2.1. Tái ký hợp đồng lao động

Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký hợp đồng lao động mới thì hợp đồng lao động đã giao kết sẽ trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Do đó, về mặt nguyên tắc, nếu người sử dụng lao động có nhu cầu tái ký hợp đồng lao động với người lao động khi hợp đồng lao động hết hạn thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết ý định tái ký 15 ngày trước khi hợp đồng lao động hết hạn (kể cả khi người lao động đang trong thời gian nghỉ thai sản) để đảm bảo rằng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, các bên sẽ tiến hành giao kết hợp đồng lao động mới theo đúng quy định.

2.2. Chấm dứt hợp đồng lao động

Như đã trình bày ở trên, hợp đồng lao động với người lao động nữ đang mang thai/nghỉ thai sản đương nhiên bị chấm dứt khi hợp đồng lao động hết hạn. Do đó, khi xem xét các đơn xin nghỉ thai sản của người lao động nữ mà nhận thấy hợp đồng lao động của người lao động nữ sẽ hết thời hạn trong thời gian họ nghỉ thai sản 06 tháng, thì người sử dụng lao động có quyền phê duyệt một thời gian nghỉ thai sản ngắn hơn (đến thời điểm hợp đồng lao động hết hạn) nếu không có nhu cầu tái ký hợp đồng lao động.

Mặc dù được xem là một trong các đối tượng được đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động nhưng để đảm bảo việc chấm dứt hợp đồng do hết hạn đúng quy định pháp luật, người sử dụng lao động cần lưu ý thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục như sau:

Thứ nhất, ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

Quy định này nhằm mục đích minh thị với người lao động rằng các bên sẽ không tiếp tục gia hạn hay giao kết một hợp đồng lao động mới. Bởi vì, nếu hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, các bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký hợp đồng lao động mới thì hợp đồng lao động đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Như vậy, nếu không muốn kéo dài thời hạn làm việc với người lao động nữa, người lao động phải gửi thông báo chấm dứt bằng văn bản nêu trên cho người lao động biết, trong đó nêu rõ rằng hợp đồng lao động sẽ chấm dứt vào ngày hợp đồng lao động hết hạn và người sử dụng lao động không có ý định ký lại hợp đồng lao động nữa.

Thứ hai, trong vòng 07 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 30 ngày (nếu người sử dụng lao động hoặc người lao động gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm), người sử dụng lao động phải thanh toán tất cả các khoản chi phí liên quan đến quyền lợi của người lao động, bao gồm:

Tiền lương theo hợp đồng lao động chưa thanh toán;

– Ngày phép năm chưa nghỉ;

– Các khoản tiền còn tồn đọng với người lao động tính đến ngày hợp đồng lao động chấm dứt; và

Trợ cấp thôi việc bằng nửa tháng tiền lương cho mỗi năm làm việc cho thời kỳ không đóng bảo hiểm thất nghiệp, nếu phải trả theo quy định của pháp luật.

Cuối cùng, người sử dụng lao động phải hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại cho người lao động sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đang nắm giữ của người lao động.

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề “Hợp đồng lao động với người lao động nữ đang mang thai hoặc đang nghỉ thai sản có đương nhiên chấm dứt khi hợp đồng lao động hết hạn không?” mà Lawkey gửi tới bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900252511 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *