Khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép năm được chi trả thêm vào cùng kỳ trả lương của người lao động cao tuổi có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?Trong bài viết dưới đây, Lawkey sẽ giải đáp giúp bạn đọc. 

Theo quy định tại Điều 186.3 Bộ luật lao động năm 2012, nếu người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.

Vì người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp nên căn cứ theo quy định trên, người sử dụng lao động phải thanh toán khoản tiền tương đương với mức đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định vào cùng kỳ trả lương khi thuê những người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu làm việc tại doanh nghiệp. 

Xét ở góc độ thuế thu nhập cá nhân, trong trường hợp người lao động thuộc đối tượng cá nhân cư trú có ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên, thì các khoản chi trả thêm vào cùng kỳ trả lương cho người lao động nói trên cũng được xem là các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân. Người sử dụng lao động sẽ khấu trừ thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần đối với những khoản đó theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân. 

Ngoài ra liên quan đến việc chi trả tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu, trên thực tế các doanh nghiệp thường áp dụng các ngày nghỉ phép hằng năm cho những người lao động bình thường đối với cả những người lao động cao tuổi, thay vì trả tiền nghỉ phép hằng năm vào cùng kỳ trả lương như được quy định tại Khoản 3 Điều 186 Bộ luật lao động năm 2012. Theo đó, ngày nghỉ hằng năm cho người lao động cao tuổi đã làm việc từ đủ 12 tháng trở lên trong điều kiện bình thường sẽ được tính là 12 ngày làm việc. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ được thanh toán bằng tiền.

Như vậy, nếu người sử dụng lao động áp dụng các chế độ nghỉ phép hằng năm cho người lao động cao tuổi và người lao động cao tuổi cũng đã sử dụng hết số phép hằng năm theo quy định, thì người sử dụng lao động không phải chi trả thêm tiền nghỉ phép hằng năm vào tiền lương cho người lao động cao tuổi nữa và người lao động cao tuổi cũng không phải chịu thuế thu nhập cá nhân phát sinh từ khoản tiền nghỉ phép hằng năm.

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề “Khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép năm được chi trả thêm vào cùng kỳ trả lương của người lao động cao tuổi có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?” mà Lawkey gửi tới bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900252511 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí. 

One thought on “Pháp luật quy định như thế nào về thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động cao tuổi?

  1. Pingback: Quy định về thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng vốn - Trang pháp luật kinh tế - Luật LawKey

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *